Trả lời kiến nghị cử triarrow_rightTrả lời ý kiến cử tri
visibility 340 lượt xem calendar_month 02/05/2023
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời ý kiến cử tri tỉnh Phú Yên Cử tri Phú Yên phản ánh đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV một số vấn đề liên quan đổi mới sách giáo khoa và mức học phí ở bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Bộ Gi


Cụ thể, theo phản ánh của cử tri, hiện nay việc lựa chọn sách giáo khoa mới của các bậc học trên cùng một địa phương nhưng áp dụng rất nhiều bộ sách của các nhà xuất bản khác nhau, gây khó khăn cho phụ huynh và giáo viên trong việc lựa chọn sách, hơn nữa chi phí mua sách cao. Việc đào tạo giáo viên để đáp ứng chương trình theo nội dung sách mới chưa kịp thời, nhiều giáo viên còn lúng túng với sách giáo khoa mới; cơ sở vật chất không đảm bảo đáp ứng chương trình đổi mới, gây ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Bên cạnh đó, mức học phí ở bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (thực hiện theo quy định của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo đục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chỉ phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo) và bậc đại học tăng cao, tạo gánh nặng kinh tế cho nhiều phụ huynh, nhất là khi kinh tế nhiều gia đình đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVTD-19 trong những năm vừa qua, hơn nữa, hiện lại, sức ép lạm phát, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng đang khiến sự chịu đựng của người dân, nhất là người dân nghèo, công nhân lao động càng trở nên nặng nề hơn. Cử tri kiến nghị có giải pháp kịp thời giải quyết các tình trạng trên, chỉ đạo việc tăng học phí phù hợp, cần có giải pháp thống nhất việc sử dụng sách giáo khoa cho các khối học, bậc học, tạo sự đồng bộ trong việc dạy và học trong quá trình đổi mới.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản số 495/BGDĐT-VP ngày 14/02/2023 trả lời cử tri như sau:

1. Về việc lựa chọn sách giáo khoa mới:

Thực hiện chủ trương xã hội hoá biên soạn sách giáo khoa (SGK) theo yêu cầu tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, trong thời gian qua, đã có nhiều tổ chức, cá nhân, đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tham gia biên soạn SGK gửi Bộ GDĐT thẩm định bảo đảm kịp thời triển khai Chương trình giáo dục phổ thông. SGK được các tổ chức cá nhân biên soạn phải bảo đảm được yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phố thông và đáp ứng được các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT, Thông tư số 05/2022/TT-BGDĐT và được Hội đồng thẩm định thông qua. Vì vậy, về cơ bản các bộ SGK đáp ứng được yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông và có chất lượng như nhau.

Để hướng dẫn các địa phương lựa chọn SGK, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn việc lựa chọn SGK tại các địa phương, trên cơ sở đó các địa phương ban hành tiêu chí và tổ chức lựa chọn SGK phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội và điều kiện tổ chức dạy và học tại địa bàn. Việc có nhiều bộ SGK cho mỗi môn học tạo điều kiện cho các nhà trường được lựa chọn 01 bộ SGK phù hợp với điều kiện dạy và học của nhà trường, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, tô chức có khả năng, điều kiện tham gia vào việc biên soạn, xuất bản SGK; tạo ra sự cạnh tranh, tạo động lực cho các nhóm tác giả sách, các nhà xuất bản và có được những bộ sách có chất lượng tốt và giá rẻ.

2. Về việc chuẩn bị cơ sở vật chất triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới:

Việc bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục, theo phân cấp của Chính phủ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp, được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 105 Luật Giáo dục sô 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019. Ngày 28/7/2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 29/2021/QH15 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, giao tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể mức vốn cho từng Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Đồng thời trong giai đoạn 2021 - 2025, Quốc hội đã phê duyệt 03 Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xóa đói giảm nghèo, bền vững. Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 cho các địa phương, bao gồm: Tổng số vốn ngân sách địa phương, chi tiết danh mục dự án và mức vốn ngân sách Trung ương từng dự án của địa phương.

Bộ GDĐT đã hướng dẫn các địa phương thực hiện tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, theo đó đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung: Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có; bảo đảm tối thiểu 20% chi ngân sách địa phương cho giáo dục, đảo tạo; thực hiện phân bổ và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục; khuyến khích, huy động mọi nguồn lực, các nguồn vốn trong dân cư, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các nhà đầu tư dưới nhiều hình thức (góp vốn xây dựng, hiến đất xây dựng, đầu tư xây dựng trực tiếp, cho vay vốn đầu tư xây dựng...) để góp phần đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Bộ GDĐT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị về các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, làm việc với các địa phương nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thiếu đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, đồng thời đang dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về bảo đảm cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông.  Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ GDĐT tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm tới các địa phương, nhất là các tỉnh vùng núi, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và các tỉnh còn khó khăn, để hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 

3. Về việc đào tạo giáo viên để đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới:

Ngày 26/12/20218, Bộ GDĐT ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bao gồm Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, THCS và THPT.  Để chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho Chương trình giáo dục phổ thông mới, ngay trong năm 2018, Bộ GDĐT đã yêu cầu các cơ sở đào tạo tổ chức đăng kí mở ngành đào tạo trình độ đại học các ngành: Sư phạm Lịch sử và Địa Ií, Sư phạm Khoa học tự nhiên... (trên cơ sở các trường đại học sư phạm, trường đại học địa phương đang đào tạo các ngành: Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lí; Sư phạm Vật lý, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Hoá học). Tuy nhiên, quá trình đào tạo khoá đầu tiên cần thời gian 4 năm để sinh viên ra trường và giảng dạy tại các trường phổ thông; đồng thời đây là các ngành học mới, người học chưa quan tâm nhiều, do đó số lượng tuyển sinh vào các ngành trên còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết. Bên cạnh việc đào tạo giáo viên mới, nhiều giáo viên đã có một văn bằng tiếp tục được cử học thêm văn bằng mới (thời gian 2 năm) để bổ sung đội ngũ giảng viên giảng dạy theo quy định. Với kết quả triển khai trong các năm qua, thời gian tới, số giảng viên các môn học mới sẽ đáp ứng được theo nhu cầu của các địa phương.

 4. Về mức học phí ở bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập bậc đại học:

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 17/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực GDĐT để áp dụng từ năm học 2021 - 2022. Theo đó, mức học phí của các cơ sở giáo dục đại học công lập năm học 2021 - 2022 giữ ổn định, không tăng so với năm học 2020 - 2021 để chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh và người dân do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Từ năm học 2022 - 2025, mức trần học phí điều chỉnh căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước, tốc độ tăng chỉ số lạm phát và khả năng đóng góp của người dân.

Thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 08/6/2022 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022 và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ GDĐT đã có Tờ trình số 1136/TTr-BGDĐT ngày 26/8/2022 báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ xem xét, ban hành Nghị quyết giữ ổn định mức học phí năm học 2022 - 2023 của các cơ sở giáo dục công lập bằng mức học phí năm học 2021 - 2022 để góp phần kiềm chế lạm phát, hỗ trợ học sinh và gia đình học sinh giảm bớt gánh nặng, ổn định đời sống. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết sô 165/NQ-CP ngày 202/12/2022 về học phí đối với cơ sở GDĐT công lập năm học 2022 - 2023./.

lens_blur Tin đọc nhiều nhất
PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ CHỦ TỊCH UBND TỈNH TẠI KỲ HỌP THỨ 21 - HĐND TỈNH PHÚ YÊN KHÓA VIII Thông tin các vị đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 Bộ GTVT thống nhất kiến nghị ưu tiên đầu tư tuyến Quốc lộ 19C và Quốc lộ 25 qua tỉnh Phú Yên Bộ GTVT trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Phú Yên gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 – 2023 trên địa bàn tỉnh”. Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời ý kiến cử tri liên quan Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác tháng 02/2024 Lãnh đạo các Ban và thành viên các Ban HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 Lãnh đạo các Ban và thành viên các Ban HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 Lãnh đạo các Ban và thành viên các Ban HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của cử tri Phú Yên về chính sách người cao tuổi Kết quả triển khai thực hiện Đề án 06 tại thành phố Tuy Hòa
mic Audio
[Audio] - Hội đồng nhân tỉnh Phú Yên
arrow_right [Audio] - Hội đồng nhân tỉnh Phú Yên
lens_blur Các trang thành phần
Bảng giá đất Tinht Phú Yên
tour Lượt truy cập
group Đang truy cập
today Hôm nay
calendar_month Trong tháng
event_note Trong năm
edit_calendar Tổng lượt truy cập
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
call Số điện thoại: (0257) 3.821.013 - (0257) 3.843.549 Hotline: 02573.779773 - 02573.779774 fax Fax: (0257) 3.821.671 mail Email: hdndtinh@phuyen.gov.vn
language Website: www.dbnd.phuyen.gov.vn location_on Địa chỉ: 01 - 03 Độc Lập, Phường 6, Thành phố Tuy Hòa - Phú Yên.
Hỗ trợ quản trị và vận hành: Trung tâm Công nghệ thông tin & Truyền thông Phú Yên
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Default information