Vấn đề này, Bộ Công an có văn bản số 02/BCA-V01 ngày 03/1/2023, trả lời cử tri như sau:
Tình hình tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tỉnh vi, có tính chất xuyên quốc gia, gây thiệt hại lớn và bức xúc trong nhân dân; đặc biệt, giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi hoạt động, tương tác, quan hệ giao dịch của toàn xã hội chủ yếu thông qua môi trường mạng, kéo theo hoạt động sử dụng không gian mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và các hành vi phạm pháp luật tăng mạnh. Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủtướng Chính phủ về về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương chủ động nắm tình hình, phát hiện và đầu tranh, xử lý 1.877 vụ việc, 346 đối tượng; trong đó, khởitố 715 vụ án, 347 bị can.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm trên không gian mạng, nhất là đối với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, Bộ Công an sẽ tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các giải pháp trọng tâm là:
(1) Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tưởng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông, báo chí tuyên truyền thường xuyên thông báo các thủ đoạn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và nhân dân biết, cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đầu tranh, kịp thời tố giác tội phạm.
(2) Tăng cường công tác nắm tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; phối hợp chặt chẽ với Công an các đơn vị, địa phương tổ chức điều tra, xác minh, đấu tranh, xử lý nghiêm đối với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng.
(3) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công thương... triển khai đồng bộ các giải pháp, phương án phòng ngừa đối với loại tội phạm trên; chủ động tham mưu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các vănbản quy phạm pháp luật có liên quan góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lýnhà nước trong phòng ngừa, đầu tranh, xử lý đối với loại tội phạm này. Tham mưu các bộ, ngành có liên quan xây dựng, điều chỉnh các quy định, quản lý chặt chẽ đối với những loại hình dịch vụ, lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ, phát sinh tội phạm, như: tiền ảo, kinh doanh ngoại hối, hoạt động cung ứng, sử dụng sim thẻ điện thoại; quản lý việc mở thẻ, sử dụng thẻ ngân hàng, thanh toán qua biên giới; quản lý thuê bao di động trả trước...
(4) Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm mạng nói chung và phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, nhất là chia sẻ thông tin, phối hợp xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, đấu tranh, bắt giữ và chuyển giao đối tượng gây án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt./.