Giới thiệuarrow_rightThường trực HĐND Tỉnh
visibility 246 lượt xem calendar_month 29/10/2023
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN KHÓA VIII, NHIỆM KỲ 2021 - 2026 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

QUY CHẾ
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
KHÓA VIII, NHIỆM KỲ 2021 - 2026

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND ngày 11/8/2021
của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh (viết tắt HĐND tỉnh), trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc, các mối quan hệ công tác và điều kiện bảo đảm hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Các nội dung không quy định trong Quy chế này được thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động
HĐND tỉnh hoạt động theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020, các luật, văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và Quy chế này.
HĐND tỉnh thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

Chương II
KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

 

Điều 4. Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Kỳ họp HĐND là hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND tỉnh.
2. HĐND tỉnh họp thường lệ ít nhất mỗi năm 2 kỳ.
3. HĐND tỉnh quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ vào kỳ họp thứ nhất của HĐND tỉnh đối với năm bắt đầu nhiệm kỳ và vào kỳ họp cuối cùng của năm trước đó đối với các năm tiếp theo của nhiệm kỳ theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh.
4. Ngoài những kỳ họp thường lệ của năm, HĐND tỉnh có thể họp chuyên đề để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND tỉnh yêu cầu.
Điều 5. Công tác chuẩn bị kỳ họp HĐND tỉnh
1. Chậm nhất là 40 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ, Thường trực HĐND tỉnh chủ trì tổ chức họp liên tịch với UBND, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan hữu quan để thống nhất dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp, những vấn đề có liên quan đến kỳ họp và phân công các cơ quan chuẩn bị. Đối với kỳ họp chuyên đề, Thường trực HĐND tỉnh quyết định thời gian tổ chức họp liên tịch theo thực tế phát sinh.

2. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND tỉnh, các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết và các văn bản liên quan theo quy định tại Điều 124 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Điều 1  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 gửi đến Thường trực HĐND tỉnh để phân công các Ban của HĐND tỉnh thẩm tra.
3. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh gửi báo cáo thẩm tra đến Thường trực HĐND tỉnh.
4. Tài liệu chính thức của kỳ họp HĐND tỉnh phải được gửi đến đại biểu HĐND tỉnh chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp kỳ họp HĐND tỉnh.
5. Trong trường hợp các dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo gửi đến chậm hơn thời hạn quy định nêu trên hoặc văn bản gửi không phải là văn bản chính thức theo quy định mà các Ban của HĐND tỉnh không thể thực hiện nhiệm vụ thẩm tra thì các cơ quan trình dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo phải chịu trách nhiệm trước HĐND tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh có thể xem xét, quyết định không đưa vào nội dung, chương trình kỳ họp.
6. Thành phần khách mời dự kỳ họp: Đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và một số cơ quan Trung ương có liên quan; Đại biểu Quốc hội tại địa phương; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh nếu không phải là đại biểu HĐND tỉnh được mời tham dự các kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh; đại diện tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị vũ trang Nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế được mời tham dự các phiên họp công khai của HĐND tỉnh khi bàn về các vấn đề có liên quan; các đồng chí nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, UBND tỉnh tham dự phiên khai mạc tại các kỳ họp thường lệ HĐND tỉnh; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các cơ quan báo chí địa phương, Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và các thành phần khách mời khác tùy nội dung của từng kỳ họp do Thường trực HĐND tỉnh quyết định.
Đối với các kỳ họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh, đại biểu mời tham dự kỳ họp do Thường trực HĐND tỉnh quyết định.
Điều 6. Thông qua dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp
1. HĐND tỉnh quyết định dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp. Việc thông qua dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp HĐND tỉnh được tiến hành theo trình tự sau:

a) Thường trực HĐND tỉnh trình bày dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp trước HĐND tỉnh;
b) Đại biểu HĐND tỉnh thảo luận, cho ý kiến về dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp;
c) Chủ tọa kết luận;
d) HĐND tỉnh biểu quyết thông qua dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp.
2. Việc thông qua dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp được tiến hành biểu quyết công khai bằng hình thức giơ tay.
Dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết tán thành. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh thì HĐND tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung, chương trình kỳ họp đã được thông qua đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại kỳ họp.
Điều 7. Thảo luận Tổ tại kỳ họp
HĐND tỉnh thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương theo nội dung, chương trình kỳ họp tại phiên họp toàn thể để các đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu, bàn bạc, thảo luận kỹ các vấn đề quan trọng trước khi quyết định, các vấn đề đó có thể được đưa ra thảo luận tại phiên họp Tổ trong khuôn khổ chương trình kỳ họp. Chủ tọa kỳ họp dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận tại Tổ và quyết định thời gian tổ chức thảo luận tại Tổ. Tổ trưởng có trách nhiệm điều hành, thảo luận phiên làm việc tại Tổ. Trước khi các đại biểu thảo luận, Tổ trưởng nêu những vấn đề cần tập trung thảo luận. Đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu khách mời tham dự thảo luận Tổ tiến hành thảo luận, phát biểu ý kiến về các vấn đề cần tập trung thảo luận và các vấn đề khác của dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án được đưa ra thảo luận.
Việc thảo luận tại Tổ được Thư ký của Tổ ghi thành biên bản. Kết thúc phiên thảo luận, Tổ trưởng và Thư ký của Tổ thống nhất ký xác nhận vào biên bản thảo luận Tổ và gửi cho Thư ký kỳ họp để tổng hợp.
Điều 8. Thảo luận tại phiên họp toàn thể
1. Tại phiên họp toàn thể của HĐND tỉnh, Chủ tọa phiên họp điều hành việc thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh. Việc thảo luận được tiến hành như sau:
a) Đại biểu HĐND tỉnh đăng ký phát biểu; Chủ tọa phiên họp mời từng đại biểu phát biểu;
b) Đại biểu HĐND tỉnh phát biểu tập trung vào vấn đề đang thảo luận, không phát biểu quá 02 lần về cùng một vấn đề; thời gian phát biểu không quá 10 phút/lần (khi chưa có hệ thống thông báo điện tử thì Thư ký theo dõi, báo cáo Chủ tọa kỳ họp). Trường hợp cần thiết phải thảo luận thêm để làm rõ vấn đề, thì thời gian và số lần phát biểu do Chủ tọa kỳ họp quyết định;
c) Trường hợp đại biểu HĐND tỉnh đã đăng ký mà chưa được phát biểu hoặc đã phát biểu nhưng chưa hết ý kiến do thời gian phát biểu đã hết, thì ghi lại ý kiến của mình và gửi Thư ký kỳ họp để tổng hợp.
2. Trong quá trình thảo luận, Chủ tọa kỳ họp có thể nêu những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để HĐND tỉnh xem xét, quyết định. Khi cần thiết, Chủ tọa kỳ họp yêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo giải trình về những vấn đề mà đại biểu HĐND tỉnh quan tâm.
3. Các nội dung thảo luận được ghi vào biên bản phiên họp HĐND tỉnh.
Điều 9. Biểu quyết tại phiên họp toàn thể
1. HĐND tỉnh quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết. Đại biểu HĐND tỉnh có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. Đại biểu HĐND không được biểu quyết thay cho đại biểu HĐND khác.
2. HĐND tỉnh quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau:
a) Biểu quyết công khai bằng hình thức giơ tay hoặc biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử;
b) Bỏ phiếu kín.
3. Trình tự biểu quyết tại phiên họp toàn thể được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa phiên họp nêu rõ nội dung cần biểu quyết;
b) Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết;
c) Chủ tọa phiên họp công bố kết quả biểu quyết trong trường hợp biểu quyết công khai bằng hình thức giơ tay hoặc biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Trưởng Ban Kiểm phiếu báo cáo kết quả biểu quyết trong trường hợp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín.
4. Trong một số trường hợp cần thiết, Chủ tọa phiên họp tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hoặc theo đề nghị của quá một phần ba số đại biểu HĐND tỉnh quyết định việc biểu quyết lại theo trình tự sau:
a) Thường trực HĐND trình HĐND tỉnh nội dung việc biểu quyết lại;
b) HĐND tỉnh xem xét, thông qua việc biểu quyết lại. Việc biểu quyết lại được tiến hành khi có quá nửa tổng số đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết tán thành.
5. Trình tự HĐND tỉnh xem xét, quyết định vấn đề đã được HĐND tỉnh quyết định biểu quyết lại như sau:
a) Thường trực HĐND trình HĐND tỉnh nội dung vấn đề cần biểu quyết lại;
b) HĐND tỉnh thảo luận, biểu quyết thông qua nội dung vấn đề cần biểu quyết lại theo khoản 2, 3 điều này.
Điều 10. Thư ký kỳ họp
1. Thư ký kỳ họp HĐND tỉnh gồm: Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh làm Tổ trưởng và 02 đại biểu HĐND, được HĐND tỉnh giới thiệu tại kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh khóa VIII. Chủ tọa kỳ họp có thể đề nghị HĐND tỉnh thay đổi Thư ký kỳ họp để phù hợp, đảm bảo theo yêu cầu.
2. Thư ký kỳ họp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thư ký kỳ họp HĐND tỉnh như sau: Ghi biên bản phiên họp, kỳ họp; lập, theo dõi danh sách đại biểu HĐND trong các phiên họp; tổng hợp ý kiến phát biểu của đại biểu tại các cuộc họp Tổ và phiên họp toàn thể; trình bày dự thảo nghị quyết trước khi HĐND biểu quyết thông qua. Cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền về kỳ họp.
Điều 11. Thẩm tra và trình tự thông qua dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình tại kỳ họp HĐND tỉnh
1. Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án thực hiện theo quy định tại Điều 111, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Điều 78 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015; Điều 124 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Trong quá trình thẩm tra, các Ban của HĐND tỉnh có quyền tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học hoặc cơ quan, cá nhân có chuyên môn sâu về lĩnh vực, chính sách chuẩn bị ban hành.
3. Trình tự thông qua dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án tại kỳ họp HĐND tỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều 85 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
Điều 12. Ban hành nghị quyết, đề án, báo cáo, biên bản của kỳ họp HĐND tỉnh
1. Nghị quyết kỳ họp của HĐND tỉnh ban hành phải được quá nửa tổng số đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết tán thành, riêng trường hợp bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu biểu quyết tán thành.
2. Nghị quyết kỳ họp HĐND tỉnh ban hành do Chủ tịch HĐND tỉnh hoặc Chủ tọa kỳ họp HĐND tỉnh ký chứng thực.
3. Biên bản kỳ họp gồm bản ghi tổng hợp nội dung và quá trình diễn biến của kỳ họp, biên bản các phiên họp HĐND tỉnh và biên bản các cuộc thảo luận tại Tổ. Biên bản kỳ họp của HĐND tỉnh do Chủ tịch HĐND tỉnh hoặc Chủ tọa kỳ họp và Tổ trưởng Tổ thư ký ký tên. Biên bản thảo luận tại Tổ do Tổ trưởng và Thư ký của Tổ ký tên.
4. Nghị quyết của HĐND tỉnh phải được gửi đến các cơ quan, tổ chức hữu quan để thực hiện. Nghị quyết của HĐND tỉnh phải được đăng Công báo tỉnh (Công báo in và Công báo điện tử), Trang Thông tin điện tử HĐND tỉnh và đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ nghị quyết có nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật.
5. Nghị quyết, văn bản, các tài liệu khác của mỗi kỳ họp HĐND tỉnh được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 13. Đánh giá, rút kinh nghiệm kỳ họp
Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm Chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Trưởng, Phó các Ban của HĐND tỉnh, Thư ký kỳ họp, lãnh đạo Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, các cơ quan có liên quan tổ chức họp để đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp, triển khai có hiệu quả Nghị quyết HĐND tỉnh.
Chương III
THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
 
  Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh
  1. Thường trực HĐND tỉnh hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo việc tổ chức các hoạt động của HĐND, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh ban hành văn bản cá biệt để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và được HĐND tỉnh ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác trong thời gian giữa hai kỳ họp của HĐND tỉnh. Các thành viên Thường trực HĐND làm việc và chịu trách nhiệm tập thể về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND trước HĐND; chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực HĐND về nhiệm vụ, quyền hạn được Thường trực HĐND phân công. Thường trực HĐND tỉnh sử dụng con dấu của HĐND tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ.
2. Xây dựng chương trình hoạt động giám sát năm của HĐND tỉnh trình kỳ họp HĐND; tổ chức triển khai kế hoạch giám sát theo chương trình giám sát năm của HĐND tỉnh.     
3. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch HĐND cùng Chủ tọa kỳ họp HĐND tỉnh; chỉ đạo, phân công, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của HĐND tỉnh; duyệt chương trình công tác tháng, quý, năm và các báo cáo quan trọng khác của HĐND, Thường trực HĐND tỉnh. Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì các cuộc họp, hội nghị của Thường trực HĐND tỉnh. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì một số cuộc họp, hội nghị của Thường trực HĐND tỉnh do Chủ tịch HĐND tỉnh phân công.
4. Đôn đốc hoạt động của các Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức cho các Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp thường lệ của năm; tổng hợp báo cáo và giám sát việc trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
5. Tổ chức tiếp công dân, đôn đốc và giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
6. Xem xét, trả lời bằng văn bản các đề nghị, báo cáo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và đơn vị liên quan khác gửi tới Thường trực HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật. Những vấn đề có tính chuyên sâu, Thường trực HĐND tỉnh có quyền tổ chức lấy ý kiến của các nhà khoa học hoặc cơ quan, cá nhân có chuyên môn sâu về lĩnh vực, chính sách chuẩn bị ban hành.
7. Tham gia các cuộc họp và hoạt động chung của tỉnh theo chương trình, kế hoạch công tác của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
8. Tổ chức lấy ý kiến góp ý của Nhân dân, các cấp, các ngành vào dự thảo Luật, Pháp lệnh và các văn bản khác theo yêu cầu, kế hoạch của Trung ương.
9. Tổ chức và tham gia các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh.
10. Giữ mối quan hệ và phối hợp công tác với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn công tác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Trung ương về địa phương công tác.
Điều 15. Trong việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn
1. Yêu cầu UBND tỉnh và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản về tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh, thi hành các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh.
2. Tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh.
3. Khi phát hiện có sai phạm trong việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của Nhân dân địa phương thì Thường trực HĐND tỉnh có quyền yêu cầu UBND tỉnh hoặc cơ quan hữu quan ở địa phương áp dụng các biện pháp để chấm dứt hành vi vi phạm, xem xét, xử lý. Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND tỉnh có thể triệu tập kỳ họp chuyên đề hoặc họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất để HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
4. Phối hợp với UBND tỉnh giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh trong thời gian giữa hai kỳ họp; xem xét quyết định điều chỉnh, bổ sung những biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh theo đề nghị của UBND, các Ban của HĐND tỉnh và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất.
Điều 16. Trách nhiệm của Thường trực HĐND tỉnh trong việc chỉ đạo điều hòa, phối hợp hoạt động các Ban của HĐND tỉnh; theo dõi, hướng dẫn và nâng cao chất lượng đại biểu HĐND tỉnh và HĐND cấp dưới
1. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban HĐND tỉnh; phân công các Ban của HĐND tỉnh thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án, tờ trình trình HĐND tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh.
2. Giữ mối liên hệ với đại biểu HĐND tỉnh; tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh để báo cáo HĐND tỉnh; tổ chức để đại biểu HĐND tỉnh tiếp công dân theo quy định của pháp luật; tổ chức để đại biểu HĐND tỉnh tiếp công dân tại nơi tiếp công dân ở địa phương mà đại biểu ứng cử.
3. Theo dõi, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của HĐND cấp huyện; xem xét nghị quyết của HĐND cấp huyện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND tỉnh.
4. Hàng quý, 6 tháng và cuối năm, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với các Ban của HĐND tỉnh và Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp ở địa phương.
5. Tổ chức và chỉ đạo phối hợp tổ chức tập huấn về kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh và Thường trực HĐND cấp huyện, cấp xã.
Điều 17. Thường trực HĐND tỉnh được HĐND tỉnh ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau
1. Trong thời gian giữa hai kỳ họp, ngoài xử lý công việc theo đề nghị của UBND tỉnh đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của Thường trực HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân có tính cấp bách, cần quyết định ngay, phát sinh trong thời gian giữa hai kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân tự mình hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quyết định triệu tập kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân để xem xét, quyết định. Số lượng các kỳ họp chuyên đề, thời điểm tổ chức kỳ họp chuyên đề theo yêu cầu, nhiệm vụ phát sinh.
2. Các vấn đề khác được HĐND tỉnh ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Thành viên của Thường trực HĐND tỉnh
Thường trực HĐND tỉnh gồm có: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Trưởng Ban của HĐND tỉnh.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Thường trực HĐND tỉnh do Thường trực HĐND tỉnh quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên cơ sở quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 và thực hiện Quy chế này.
 
Chương IV
CÁC BAN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn các Ban của HĐND tỉnh
Nhiệm vụ, quyền hạn các Ban của HĐND tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 109 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Quy chế này và Quy chế hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
1. Ban của HĐND tỉnh là cơ quan của HĐND tỉnh, được Thường trực HĐND tỉnh giao nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh; giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh trong thời gian giữa 02 kỳ họp HĐND. Ban sử dụng con dấu của HĐND tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ.
2. Định kỳ quý, 6 tháng và cuối năm Ban tổ chức họp Ban để đánh giá kết quả việc thực hiện chương trình công tác của Ban, bàn công tác trong thời gian đến và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Ủy viên của Ban. Khi cần thiết, Ban có thể họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất; thời gian, địa điểm họp do Trưởng Ban quyết định và thông báo cho các Ủy viên của Ban.
3. Xây dựng kế hoạch chương trình công tác định kỳ tháng, quý, 6 tháng và cả năm; tổ chức thực hiện chương trình hoạt động của Ban theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức đoàn giám sát thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; phân công các ủy viên của Ban tham gia đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và của các Ủy Ban và Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi có yêu cầu; tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Ban.
5. Tổ chức khảo sát để nắm tình hình thực hiện quy định của pháp luật và lĩnh vực hoạt động của Ban; kiến nghị với Thường trực HĐND tỉnh về những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Ban.
6. Giúp HĐND tỉnh giám sát hoạt động của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và cơ quan thi hành án dân sự tỉnh; giám sát việc thực thi pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết HĐND tỉnh của các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang, các cơ quan nhà nước và công dân.
7. Tham mưu HĐND và Thường trực HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ của HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật. Đồng thời, xem xét, quyết định những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Ban.
8. Tham gia chuẩn bị nội dung, chương trình các kỳ họp của HĐND tỉnh. Thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo, tờ trình, nghị quyết do UBND và các cơ quan chức năng trình kỳ họp HĐND tỉnh theo lĩnh vực chuyên môn của Ban và báo cáo kết quả thẩm tra bằng văn bản tại kỳ họp HĐND tỉnh; thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án khác do HĐND và Thường trực HĐND tỉnh phân công.
9. Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với HĐND, Thường trực HĐND tỉnh.
10. Tham gia các cuộc họp, các hoạt động chung của tỉnh theo kế hoạch và chương trình công tác của Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh khi bàn về những vấn đề có liên quan.
Điều 20.  Cơ cấu tổ chức các Ban của HĐND tỉnh
Mỗi Ban có Trưởng, Phó ban hoạt động chuyên trách và 05 Ủy viên là đại biểu HĐND tỉnh hoạt động kiêm nhiệm.
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc làm việc của Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Ủy viên các Ban của HĐND tỉnh
Nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc làm việc của Ban, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên Ban của HĐND tỉnh được thực hiên theo quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Ban và không trái với Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019; các quy định của pháp luật có liên quan, Quy chế hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Quy chế này.
Chương V
ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN,
TỔ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
 
Điều 22.  Nhiệm vụ và quyền hạn của đại biểu HĐND tỉnh
1. Đại biểu HĐND tỉnh là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân toàn tỉnh, có trách nhiệm gương mẫu chấp hành và tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của HĐND tỉnh, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ công dân, đồng thời thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu nhân dân theo quy định của pháp luật với tinh thần trách nhiệm cao; giữ gìn phẩm chất đạo đức, xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân; nghiên cứu và nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của HĐND tỉnh.
Quyền và trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh được thực hiện theo quy định từ Điều 91 đến Điều 101 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019; từ Điều 83 đến Điều 87 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015.
2. Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp của HĐND tỉnh, các cuộc họp do Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng các Ban của HĐND tỉnh hoặc Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh triệu tập mà đại biểu là thành viên. Khi có lý do chính đáng không tham dự họp phải báo cáo và được Chủ tọa kỳ họp, chủ trì cuộc họp chấp thuận.
3. Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm nghiên cứu kỹ các văn bản, dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình tại kỳ họp, chuẩn bị các ý kiến tham gia thảo luận và chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh; có trách nhiệm giải trình với cử tri các chính sách, Nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua trong quá trình thực hiện.
4. Đại biểu HĐND tỉnh có quyền chất vấn Chủ tịch và các thành viên khác của UBND tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh và thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Lãnh đạo các tổ chức hoặc cá nhân bị chất vấn có trách nhiệm trả lời đầy đủ, rõ ràng, đúng trọng tâm nội dung chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh.
Nếu xét thấy nội dung trả lời chất vấn chưa đạt yêu cầu, đại biểu có quyền yêu cầu được trả lời rõ hơn. Trong trường hợp cần thiết, đại biểu HĐND tỉnh có quyền đề nghị Chủ tọa kỳ họp đưa vấn đề ra thảo luận tại kỳ họp hoặc tiếp tục giám sát sau kỳ họp.
5. Đại biểu có trách nhiệm tiếp xúc cử tri đầy đủ theo chương trình trước và sau các kỳ họp thường lệ của HĐND. Mỗi năm, đại biểu HĐND tỉnh báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình một lần (vào cuối năm) và gửi đến Thường trực HĐND tỉnh để tổng hợp chung.
Điều 23. Tổ đại biểu HĐND tỉnh
1. Các đại biểu HĐND tỉnh được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu HĐND tỉnh. Số lượng Tổ đại biểu HĐND, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu HĐND tỉnh do Thường trực HĐND tỉnh quyết định.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ đại biểu HĐND tỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều 112 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
 
Chương VI
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND, THƯỜNG TRỰC HĐND,
CÁC BAN CỦA HĐND, TỔ ĐẠI BIỂU VÀ  ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH
 
Điều 24. Hoạt động giám sát
Hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và từ Điều 57 đến Điều 87 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015.
Điều 25. Chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh
1. Nội dung chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, của người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh phải ngắn gọn, đúng trọng tâm, đúng quy định tại Điều 60 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015.
2. Thời gian nêu chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp
a) Đại biểu HĐND tỉnh được quyền chất vấn một hoặc nhiều lần tập trung vào vấn đề đang thảo luận, không phát biểu quá 02 lần về cùng một vấn đề; thời gian phát biểu không quá 03 phút cho người chất vấn và không quá 07 phút cho người trả lời chất vấn (khi chưa có hệ thống thông báo điện tử thì Thư ký theo dõi, báo cáo Chủ tọa kỳ họp); trong trường hợp HĐND tỉnh cần thảo luận thêm thì thời gian và số lần phát biểu do Chủ tọa phiên họp quyết định;
b) Việc trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp HĐND tỉnh phải được trả lời bằng văn bản và tùy theo nội dung có thể được trả lời trực tiếp tại kỳ họp;
c) Những ý kiến chất vấn, trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh phải được ghi đầy đủ vào biên bản kỳ họp.
Điều 26. Chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND tỉnh trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND tỉnh
Thực hiện theo quy định tại Điều 69 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015. Thời gian nêu chất vấn, nội dung chất vấn, người bị chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND tỉnh trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND tỉnh do Chủ tịch HĐND tỉnh quyết định.
Chương VII
QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA THƯỜNG TRỰC HĐND, VỚI CÁC BAN CỦA HĐND TỈNH; UBND TỈNH; UBMTTQVN TỈNH; VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH; TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH; CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH; THƯỜNG TRỰC HĐND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
 Điều 27. Quan hệ với c&a
lens_blur Tin đọc nhiều nhất
PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ CHỦ TỊCH UBND TỈNH TẠI KỲ HỌP THỨ 21 - HĐND TỈNH PHÚ YÊN KHÓA VIII Thông tin các vị đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 Bộ GTVT thống nhất kiến nghị ưu tiên đầu tư tuyến Quốc lộ 19C và Quốc lộ 25 qua tỉnh Phú Yên Bộ GTVT trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Phú Yên gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 – 2023 trên địa bàn tỉnh”. Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời ý kiến cử tri liên quan Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác tháng 02/2024 Lãnh đạo các Ban và thành viên các Ban HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 Lãnh đạo các Ban và thành viên các Ban HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 Lãnh đạo các Ban và thành viên các Ban HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của cử tri Phú Yên về chính sách người cao tuổi Kết quả triển khai thực hiện Đề án 06 tại thành phố Tuy Hòa
mic Audio
[Audio] - Hội đồng nhân tỉnh Phú Yên
arrow_right [Audio] - Hội đồng nhân tỉnh Phú Yên
lens_blur Các trang thành phần
Bảng giá đất Tinht Phú Yên
tour Lượt truy cập
group Đang truy cập
today Hôm nay
calendar_month Trong tháng
event_note Trong năm
edit_calendar Tổng lượt truy cập
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
call Số điện thoại: (0257) 3.821.013 - (0257) 3.843.549 Hotline: 02573.779773 - 02573.779774 fax Fax: (0257) 3.821.671 mail Email: hdndtinh@phuyen.gov.vn
language Website: www.dbnd.phuyen.gov.vn location_on Địa chỉ: 01 - 03 Độc Lập, Phường 6, Thành phố Tuy Hòa - Phú Yên.
Hỗ trợ quản trị và vận hành: Trung tâm Công nghệ thông tin & Truyền thông Phú Yên
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Default information