Thường trực HĐND tỉnh tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024 Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh khảo sát việc triển khai Chiến lược phát triển thanh niên tỉnh Phú Yên giai đoạn 2022 - 2030 Khảo sát việc triển khai Chiến lược phát triển thanh niên trên địa bàn thành phố Tuy Hòa Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Phạm Đại Dương và các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri TX Đông Hòa trước kỳ họp thứ 8 Thường trực HĐND tỉnh cho ý kiến một số nội dung theo đề nghị của UBND tỉnh Ban Dân tộc HĐND tỉnh khảo sát tình hình triển khai thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Chi bộ Công tác HĐND tổ chức sinh hoạt chuyên đề: “Phát huy tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”. THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG HĐND tỉnh Phú Yên họp chuyên đề lần thứ 14 của nhiệm kỳ 2021-2026 để giải quyết công việc phát sinh Tập trung triển khai các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2024 PHIÊN THẢO LUẬN THẲNG THẮN, TÂM HUYẾT VÀ TRÁCH NHIỆM TẠI KỲ HỌP THỨ 22 PHÁT BIỂU BẾ MẠC KỲ HỌP THỨ 22 CỦA ĐỒNG CHÍ CHỦ TỊCH HĐND TỈNH
HĐND Tỉnh
visibility 254 lượt xem calendar_month 13/07/2024
HĐND TỈNH PHÚ YÊN: Ý KIẾN SÔI NỔI TẠI PHIÊN THẢO LUẬN TỔ Chiều ngày 09/7/2024, ngày làm việc thứ 1 Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh khóa VIII tiến hành thảo luận tại Tổ. Phiên thảo luận diễn ra trong không khí sôi nổi, thẳng thắn, đã có 44 lượt đại biểu phát biểu với 97 nội dung tập trung thảo luận, đánh giá toàn diện kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đảm bảo quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm và những nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung trong thời gian đến; các báo cáo và hồ sơ dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp.

Tổ đại biểu số 01 thảo luận tại Tổ
          Tham gia thảo luận, hầu hết đại biểu ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh, nhất là nội dung, chương trình đảm bảo chặt chẽ, tài liệu gửi đến đại biểu HĐND tỉnh đảm bảo theo quy định. Đồng thời, đại biểu đánh giá cao kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, ngân sách nhà nước và đầu tư công 6 tháng đầu năm 2024. Trong bối cảnh tỉnh ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định, có những chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên một số lĩnh vực; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống của Nhân dân trong tỉnh được nâng lên; quốc phòng - an ninh được giữ vững.
          Đại biểu thể hiện sự đồng tình, thống nhất cao với các báo cáo, tờ trình của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các ngành hữu quan và báo cáo thẩm tra của các ban HĐND tỉnh trình kỳ họp; các báo cáo đã đánh giá khách quan, toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, ngân sách nhà nước và đầu tư công 6 tháng đầu năm 2024. Đồng thời, đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ngành, các cấp trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên, đại biểu còn băn khoăn, lo lắng, tuy tình hình kinh tế - xã hội có khởi sắc, tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 6,25%, đứng thứ 33/63 tỉnh thành là kết quả khả quan, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố đáng lo ngại, như: nguồn thu ngân sách thấp chưa đảm bảo theo kế hoạch, nhất là thu tiền sử dụng đất; tổng vốn đầu tư phát triển đầu tư toàn xã hội thấp; thị trường bất động sản chưa rõ hướng; nhiều dự án triển khai chậm, chưa đảm bảo tiến độ đề ra; tài nguyên, khoáng sản, môi trường có mặt còn hạn chế; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; tình trạng quá tải, thiếu nguồn nhân lực, trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện còn diễn ra; công tác cải cách hành chính đã được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, nhưng tiến độ thực hiện còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh;... dự báo ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng cuối năm 2024; do đó, cần tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá, làm rõ nguyên nhân và đề ra giải pháp phù hợp, khả thi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2024 và cả nhiệm kỳ. Qua thảo luận, các đại biểu đã có ý kiến cụ thể về một số lĩnh vực như sau:
          * Về kinh tế
          - Chỉ tiêu thu ngân sách 6 tháng đầu năm chỉ đạt 49,1% dự toán HĐND tỉnh giao, riêng tiền sử dụng đất đạt 38,3% dự toán, trong đó khối tỉnh chỉ đạt 7%. Đề nghị UBND tỉnh đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, khi nguồn thu tiền sử dụng đất không đạt dự toán, tránh để nợ đọng xây dựng cơ bản và dở dang các dự án đang triển khai thực hiện. UBND tỉnh đã dự kiến xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 như thế nào để đảm bảo định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian đến.
          - Hiện nay, nguồn thu tiền sử dụng đất của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 chỉ đáp ứng 67,4% nhu cầu bố trí vốn theo kế hoạch, còn thiếu hụt hơn 5.500 tỷ đồng; riêng nguồn thu tiền sử dụng đất khối tỉnh quản lý giai đoạn 2021 - 2024, chỉ đáp ứng 36% nhu cầu bố trí vốn theo kế hoạch, còn thiếu hụt gần 9.000 tỷ đồng, những năm gần đây, việc thu tiền sử dụng đất không đạt đã ảnh hưởng đến một số dự án. Đề nghị UBND tỉnh cho biết giải pháp để thu hút nhà đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu cho tỉnh trong thời gian đến; đồng thời, cần rà soát, đánh giá những dự án có khả năng giải ngân tốt để thực hiện bố trí vốn, tránh việc bố trí vốn không phù hợp, dẫn đến lãng phí.
          - Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, chỉ đạt 15,2% kế hoạch giao, thấp hơn mức bình quân cả nước (22,34%), có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án. Đề nghị UBND tỉnh có giải pháp cụ thể, để tập trung thực hiện đến cuối năm 2024 đảm bảo tỷ lệ giải ngân đạt trên 95% kế hoạch, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
          - Tình hình triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh chậm, chưa đảm bảo tiến độ đề ra, chủ yếu do gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, như: dự án Tuyến đường giao thông từ Cảng Bãi Gốc kết nối Quốc lộ 1 đi Khu Kinh tế Vân Phong; Tuyến đường Phước Tân - bãi Ngà, đoạn qua Nhà máy lọc dầu Vũng Rô,… Đề nghị UBND tỉnh cho biết giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; đồng thời, không để mất vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, trong khi nhận được hỗ trợ từ ngân sách trung ương rất khó.
          - Theo báo cáo của UBND tỉnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn nhiều dự án đầu tư đã hoàn thành, đưa vào sử dụng nhưng chậm quyết toán, gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng dự án. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, địa phương liên quan rà soát, đôn đốc thực hiện thanh toán, quyết toán dự án để kết thúc dự án theo quy định.
          - Hiện nay, UBND tỉnh đã triển khai đấu giá 32 mỏ khai thác khoáng sản, trong đó, đã cấp phép thăm dò khai thác khoáng sản cho 29 mỏ, nhưng tình trạng thiếu vật liệu xây dựng thông thường, nhất là cát, đất để phục vụ xây dựng ở một số địa phương; trong đó, thị xã Sông Cầu chưa có mỏ cát, mỏ đất, nên việc khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra. Đề nghị UBND tỉnh xem xét, quan tâm chỉ đạo để đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh; cho biết, việc thu ngân sách từ đấu giá quyền khai thác khoáng sản đến nay là bao nhiêu. Đồng thời,  theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Căn cứ thực tế nguồn thu hàng năm từ hoạt động khai thác khoáng sản, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp thông qua dự toán chi ngân sách hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo các hạng mục công trình cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác…” việc này, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện như thế nào?
          - Hiện nay, một số dự án được HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư nhưng chậm triển khai thực hiện, sau đó tiếp tục đề nghị HĐND tỉnh điều chỉnh chủ trương (cụ thể như: dự án Hồ chứa nước Hậu Đức, Kè chống xói lở Đầm Cù Mông,…). Đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh cân nhắc trước khi thống nhất thông qua để tránh việc lãng phí nguồn vốn đầu tư.
          - Việc chỉnh lý biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp các địa phương đã lấy đất công ích (đất 5%) để hoán đổi đất sản xuất nông nghiệp, đất ở của hộ gia đình, cá nhân đang gặp nhiều khó khăn. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xử lý, khắc phục vấn đề này.
          - Đề nghị UBND tỉnh quan tâm bố trí vốn đối với các dự án của cấp huyện, năm 2023 đã hủy dự toán, nhưng năm 2024 chưa có kế hoạch bố trí lại, để các địa phương triển khai thực hiện đảm bảo theo chủ trương được duyệt.
          - Hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đóng vai trò rất quan trọng; tuy nhiên, hệ thống doanh nghiệp còn ở quy mô nhỏ, chưa đột phá, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể tăng, số doanh nghiệp thành lập mới giảm. Đề nghị UBND tỉnh sớm có giải pháp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp trong thời gian đến, nhất là giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.
          - Hiện nay, mặt đường, nền đường tuyến Quốc lộ 1A xuống cấp nghiêm trọng, nhiều vị trí hư hỏng, thường xuyên sửa chữa, ảnh hưởng đến việc đi lại và đời sống của bà con Nhân dân. Đề nghị các cơ quan chức năng có giải pháp sớm khắc phục tình trạng này.
          - Tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vẫn còn diễn ra tại một số địa phương, nhưng chưa được khắc phục, nhất là trên địa bàn các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh; tuy nhiên, các ngành chức năng chưa xem xét giải quyết kịp thời. Trong thời gian đến, đề nghị UBND tỉnh có giải pháp căn cơ để giải quyết dứt điểm cho người dân; đồng thời, thận trọng trong việc cấp phép thành lập mới các trang trại chăn nuôi.
          - Hiện nay, còn nhiều tàu cá vi phạm quy định khi khai thác trên biển như: khai thác thủy sản không đúng thông tin ghi trong giấy phép; không ghi nhật ký chuyến biển; không vào đúng bến, cảng chỉ định; đánh bắt hủy diệt (nhất là nghề lưới giã cào), nhưng các địa phương chưa xử lý nghiêm minh, chưa đồng bộ, công bằng dẫn đến các chủ tàu cá bức xúc. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, có chế tài xử phạt nghiêm minh để chống khai thác bất hợp pháp theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh.
          - Việc nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch ở các khu vực vịnh Vũng Rô, vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông, về lâu dài có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất lớn; vừa qua, trên địa bàn thị xã Sông Cầu xảy ra trường hợp tôm, cá chết hàng loạt, để lại hậu quả rất nặng nề, gây thiệt hại lớn về kinh tế của người dân; việc hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại trong hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản vào năm 2018 còn nhiều bất cập, chưa được giải quyết dứt điểm. Đề nghị UBND tỉnh cho biết giải pháp trong thời gian tới như thế nào; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ lập Đề án tổng thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, kết hợp triển khai nhũng cơ chế, chính sách kèm theo cho người dân để thực hiện hiệu quả đề án (như chính sách về di dời lồng bè, hỗ trợ người nuôi,…).
          *  Về văn hóa - xã hội
          - Việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội, không dùng tiền mặt mà thông qua tài khoản thẻ ATM như hiện nay là chưa phù hợp, nhất là đối với người già, khu vực miền núi, nông thôn và các xã không có trụ ATM để rút tiền; trong khi đó, tiền trợ cấp hàng tháng của các đối tượng bảo trợ xã hội chỉ 360.000 đồng/người/tháng, nhưng phải chịu các khoản phí của ngân hàng. Đề nghị UBND tỉnh cho biết, giải pháp trong thời gian đến như thế nào để tạo thuận lợi, hỗ trợ cho các đối tượng chính sách này.

Tổ đại biểu số 03 thảo luận tại Tổ
          - Việc hướng dẫn đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT còn bất cập, gây khó khăn cho người bệnh; việc này đảm bảo theo quy định, nhưng chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, nhất là người bệnh ở các xã gần trung tâm thành phố Tuy Hòa, để khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, thì phải đến các Trung tâm y tế tuyến cơ sở, nơi đăng ký ban đầu để thực hiện thủ tục chuyển tuyến, gây khó khăn cho Nhân dân thời gian qua. Đề nghị UBND tỉnh có giải pháp trong thời gian đến, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tham gia khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT; đồng thời số hóa giấy chuyển tuyến để thuận lợi cho người dân.
          - Hiện nay, nhà nước có Chủ trương khuyến khích tăng tỷ lệ người dân tham gia BHYT; việc chậm đấu thầu thuốc theo danh mục BHYT, dẫn đến không đảm bảo thuốc điều trị cho bệnh nhân tại một số cơ sở y tế công lập diễn ra thời gian dài, gây bức xúc trong Nhân dân. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo khắc phục tình trạng này, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe của người dân.
          - Tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế, thiếu nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng; cơ sở hạ tầng các trạm y tế xã xuống cấp, không đảm bảo phục vụ khám chữa bệnh cho người dân; giải ngân đầu tư công trong lĩnh vực y tế còn chậm;… Đề nghị UBND tỉnh, trong thời gian đến, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân; thực hiện tốt chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ y bác sỹ làm việc tại các cơ sở y tế, trạm y tế cấp xã, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
          - Theo lộ trình, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ hoàn thành vào năm học 2024 - 2025, nhưng thực tế hiện nay, việc triển khai trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn, bất cập, nhất là tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh còn thấp so với kế hoạch, chỉ đạt 34,7%. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo có giải pháp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.
          - Năm 2023, UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 2, lớp 6 và năm 2024 cũng bố trí kinh phí để triển khai thực hiện mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 3, lớp 7, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu từ nguồn kinh phí đã phân bổ để dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
          - Hoạt động du lịch của tỉnh thời gian qua có dấu hiệu khởi sắc, số lượt khách du lịch đến tham quan ngày càng tăng. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng du lịch chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển; thiếu các khu vui chơi, tổ hợp khách sạn, nhà hàng, khu giải trí, sân golf; doanh thu từ hoạt động lưu trú đạt thấp so với tương quan lượt khách đến Phú Yên; sản phẩm du lịch đơn điệu; công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử để phục vụ du lịch còn hạn chế,… Đề nghị UBND tỉnh cho biết, giải pháp và định hướng chỉ đạo trong thời gian đến để đạt được mục tiêu, định hướng phát triển ngành du lịch của tỉnh; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đề án phát triển du lịch, như công viên địa chất toàn cầu.
          - Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tập trung đầu tư đúng mức môn thể thao có thành tích cao, nhất là môn bóng đá, để tham gia các giải bóng đá chuyên nghiệp trong khu vực và cả nước.
          * Về thực hiện chính sách dân tộc, miền núi
          - Hiện nay, công trình nước sạch trên địa bàn xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa đã hoàn thành, nhưng chưa được nghiệm thu, bàn giao cho chính quyền địa phương. Chủ đầu tư đang vận hành công trình để cấp nước cho người dân, nhưng do nợ tiền điện, nên Điện lực đã ngừng cung cấp điện cho công trình nước sạch, hiện công trình đã dừng hoạt động. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan có giải pháp giải quyết tình trạng này, để đảm bảo cung cấp nước cho người dân sử dụng.
          - Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc giao 52,7ha đất rừng sản xuất trên địa bàn xã Eatrol, huyện Sông Hinh; vì diện tích đất rừng trên đã giao cho địa phương quản lý từ năm 2013, nhưng địa phương không thực hiện cấp đất rừng cho người dân, do vướng mắc liên quan đến quy định của Luật Lâm nghiệp.
          - Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện Thông báo Kết luận số 80/TBKL-UBND ngày 05/3/2019 của UBND tỉnh Phú Yên và công tác giao 951ha đất nông lâm trường của Công ty cà phê Ea Bá (đất của Công ty cà phê Ea Bá) cho người dân trên địa bàn huyện Sông Hinh quản lý.
          - Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM) đã được HĐND tỉnh thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 3/2020. Tuy nhiên, tiến độ triển khai thực hiện Dự án rất chậm (vì theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, kế hoạch triển khai Dự án CRIEM sẽ hoàn thành trong năm 2024). Đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ để Dự án sớm được thực hiện trên địa bàn tỉnh.
          * Về công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền
          - Dự kiến sau khi sắp xếp, kiện toàn thành lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, sẽ có khoảng 267 người là Công an xã bán chuyên trách, bảo vệ dân phố, Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng dôi dư. Đề nghị HĐND tỉnh, UBND tỉnh quan tâm, xem xét giải quyết các chế độ, chính sách cho các đối tượng trên.
          - Hiên nay, công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, như: chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng, giải quyết thủ tục hành chính qua cổng dịch vụ công của tỉnh đều tăng. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND tỉnh, số hồ sơ giải quyết trễ hạn là 1.555 hồ sơ. Đề nghị cơ quan chức năng cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trễ hạn 1.555 hồ sơ và giải pháp trong thời gian đến như thế nào?
          - Đề nghị UBND tỉnh đánh giá kết quả thực hiện việc đưa Bộ phận Một cửa phường, thị trấn vào làm việc tại Bộ phận Một cửa cấp huyện, vì quá trình thực hiện, nảy sinh nhiều vướng mắc, hạn chế, gây phiền hà cho người dân đến liên hệ giải quyết thủ tục hành chính tại địa phương.
Tổ đại biểu số 04 thảo luận tại Tổ
          *  Đối với ý kiến về các dự thảo nghị quyết
          - Đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương tỉnh Phú Yên năm 2022 ban hành kèm theo Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh: Để đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn cấp huyện, đề nghị điều chỉnh khoản 4, Điều 1 của dự thảo nghị quyết như sau: “Căn cứ tình hình, điều kiện thực tế của từng đơn vị, Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện chịu trách nhiệm xây dựng dự toán, phương án phân bổ dự toán ngân sách cho các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện đảm bảo nguyên tắc nêu trên, tham mưu UBND cấp huyện thực hiện thủ tục phân bổ, giao dự toán đảm bảo theo quy định hiện hành.”.
          - Đối với dự thảo Nghị quyết thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Hòa Tâm thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên: Theo ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng, đề nghị UBND tỉnh lưu ý triển khai đầu tư xây dựng đảm bảo việc bố trí nhà ở xã hội, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ người lao động theo quy định; tuy nhiên, trong Đồ án quy hoạch chưa thấy thể hiện việc này. Đề nghị Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên báo cáo thêm về vấn đề này.
          - Đối với dự thảo Nghị quyết chủ trương đầu tư dự án Đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn phía Tây Bệnh viện đa khoa tỉnh đến đường Nguyễn Trãi và đoạn từ đường Lê Thánh Phương nối dài đến đường Nguyễn Tất Thành), đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, quyết liệt ưu tiên bố trí nguồn vốn để sớm thực hiện đầu tư dự án, đảm bảo đúng tiến độ theo chủ trương đầu tư được duyệt.
          - Đối với dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và mức hỗ trợ, bồi dưỡng đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Yên:
          + Đề nghị nghiên cứu, nâng số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự đối với các thôn, buôn lên tối đa không quá 07 thành viên để đảm bảo thực hiện công tác, vì thực tế hiện nay, một số thôn thuộc huyện Phú Hòa có diện tích lớn, dân cư đông, có thôn trên 1.300 hộ gia đình, giáp ranh thành phố Tuy Hòa, tình hình an ninh, trật tự phức tạp, nhưng quy định mức tối đa không quá 05 thành viên là chưa đảm bảo thực hiện nhiệm vụ.
          + Đề nghị nghiên cứu nâng mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, vì mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng theo dự thảo Nghị quyết là quá thấp (Tổ trưởng vùng III: 1.820.000 đồng, vùng IV: 1.788.000 đồng; Tổ phó vùng III: 1.456.000 đồng, vùng IV: 1.463.000 đồng; Tổ viên vùng III: 1.092.000 đồng, vùng IV: 975.000 đồng), chưa đảm bảo cuộc sống cho các thành viên, trong khi lực lượng này thực hiện rất nhiều nhiệm vụ. Nếu chỉ quy định mức hỗ trợ như trên, dễ dẫn đến không đảm bảo hiệu quả công việc, các thành viên không tâm huyết để thực hiện nhiệm vụ.
          * Về trả lời ý kiến cử tri
          - Đề nghị Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam sớm nạo vét, khơi thông hệ thống kênh mương tưới tiêu Xứ đồng Phú Lâm - Phú Thạnh để khắc phục tình trạng thiếu nước tưới vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa, gây thiệt hại cho hơn 200 ha đất canh tác lúa. Đồng thời, đề nghị Công ty phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng người dân bỏ rác thải, xác súc vật chết xuống kênh mương thủy nông Đồng Cam từ huyện Phú Hòa trôi xuống phía hạ lưu cánh đồng Phường 9, gây mất vệ sinh môi trường; đồng thời, đảm bảo nguồn nước tưới tại các cánh đồng khu vực cuối nguồn ở thôn Minh Đức, thôn Ngọc Phong, xã Hòa Kiến. Các nội dung này, cử tri đã nhiều lần kiến nghị, nhưng đến nay chưa được quan tâm giải quyết, dứt điểm.
          - Theo Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh quy định số lượng, mức chi bồi dưỡng hằng tháng đối với cộng tác viên dân số trên địa bàn tỉnh Phú Yên là 200.000 đồng/người/tháng (đối với cộng tác viên dân số tại các xã, phường, thị trấn trọng điểm, xã đặc biệt khó khăn); 150.000 đồng/người/tháng (đối với cộng tác viên dân số tại các xã, phường, thị trấn còn lại), mức chi này là rất thấp, đề nghị UBND tỉnh rà soát, trình HĐND tỉnh xem xét tăng mức hỗ trợ này để phù hợp với thực tiễn.
          - Dự án đường Trần Phú nối dài và Hạ tầng kỹ thuật (giai đoạn 1) được HĐND tỉnh thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 178/NQ-HĐND ngày 19/9/2019 và UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án tại Quyết định số 611/QĐ-UBND ngày 17/4/2020, nhưng đến nay tiến độ triển khai dự án còn chậm. Nguyên nhân chủ yếu do vướng công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Tuy Hòa. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo UBND thành phố Tuy Hòa có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sớm thi công hoàn thành dự án theo kế hoạch.
 Linh Đan
lens_blur Tin mới nhất
Thường trực HĐND tỉnh tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024 Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh khảo sát việc triển khai Chiến lược phát triển thanh niên tỉnh Phú Yên giai đoạn 2022 - 2030 Khảo sát việc triển khai Chiến lược phát triển thanh niên trên địa bàn thành phố Tuy Hòa Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Phạm Đại Dương và các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri TX Đông Hòa trước kỳ họp thứ 8 Thường trực HĐND tỉnh cho ý kiến một số nội dung theo đề nghị của UBND tỉnh Ban Dân tộc HĐND tỉnh khảo sát tình hình triển khai thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Chi bộ Công tác HĐND tổ chức sinh hoạt chuyên đề: “Phát huy tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”. THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG HĐND tỉnh Phú Yên họp chuyên đề lần thứ 14 của nhiệm kỳ 2021-2026 để giải quyết công việc phát sinh Tập trung triển khai các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2024 PHIÊN THẢO LUẬN THẲNG THẮN, TÂM HUYẾT VÀ TRÁCH NHIỆM TẠI KỲ HỌP THỨ 22 PHÁT BIỂU BẾ MẠC KỲ HỌP THỨ 22 CỦA ĐỒNG CHÍ CHỦ TỊCH HĐND TỈNH
mic Audio
[Audio] - Hội đồng nhân tỉnh Phú Yên
arrow_right [Audio] - Hội đồng nhân tỉnh Phú Yên
lens_blur Các trang thành phần
Bảng giá đất Tinht Phú Yên
tour Lượt truy cập
group Đang truy cập
today Hôm nay
calendar_month Trong tháng
event_note Trong năm
edit_calendar Tổng lượt truy cập
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
call Số điện thoại: (0257) 3.821.013 - (0257) 3.843.549 Hotline: 02573.779773 - 02573.779774 fax Fax: (0257) 3.821.671 mail Email: hdndtinh@phuyen.gov.vn
language Website: www.dbnd.phuyen.gov.vn location_on Địa chỉ: 01 - 03 Độc Lập, Phường 6, Thành phố Tuy Hòa - Phú Yên.
Hỗ trợ quản trị và vận hành: Trung tâm Công nghệ thông tin & Truyền thông Phú Yên
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Default information